Ý nghĩa của bia mộ :
Chúng ta thử đến một nơi mộ địa. Mả nằm như bát úp, đố làm sao chúng ta phân biệt được ngôi mộ nào của ai nếu ngôi mộ đó không có một tấm bia ghi tên người khuất.
Tấm bia mộ rất quan trọng. Đối với ngôi mộ tấm bia cũng như thẻ căn cước đối với người sống. Đành rằng tại các bãi tha ma, và ngay tại các nơi nghĩa địa có tổ chức, phần lớn các ngôi mộ không có bia, nhưng vì những ngôi mộ đó được thân nhân chăm giữ, họ nhớ rõ đó là mộ của ai, chết ngày nào, năm nào nên tấm bia đối với họ không cần thiết; hơn nữa có khi khả năng tài chính không cho phép họ dựng bia, hoặc vì hoàn cảnh không thuận tiện nên bia không dựng được.
Tấm bia dựng ở cuối mộ hoặc đầu mộ tùy theo tục lệ địa phương. Riêng đối với các bảo châu và bảo tháp, bia dựng ở đằng trước.
Bia thường dựng lộ thiên, nhưng đôi khi cũng cớ nhà bia, nhà bia có thể có gác hoặc không. Gác nhà bia thường chỉ xây để tăng vẻ trang trọng, hoặc đôi khi cũng có đặt trong đó bình hương.
Bia của các bậc đế vương, các quan đại thần và của các người đã được phong thần mới có nhà bia, thường dân phải dựng bia lộ thiên. Luật lệ xưa như vậy, ngày nay luật lệ này không còn được tôn trọng nữa, nhất là ở các nơi đô thị, ai có tiền xây mộ tạc bia ra sao tùy ý.
Trước đây bia bằng Hán tự, viết dọc và thường gồm từ một đến ba hàng chữ.
Nếu bia chỉ có một hàng, chữ sẽ viết ở giữa bia theo chiều dọc, thường chỉ gồm tên họ và chức tước người khuất. Ở đây tục kiêng tên đã nói ở đầu tập sách này lại được áp dụng. Người ta chỉ tạc vào bia tên hiệu cùng với những chữ Quý Công, hoặc Phủ quân, hoặc Quý hầu hoặc Tướng công cho đàn ông: Nguyễn Quý Công chi mộ; Nhuận phủ Hà Phủ quân chi mộ v.v…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét